Khuyến cáo nguồn nước
Phần lớn các nguồn nước có trong tự nhiên hoặc đã qua xử lý đều có thể được lọc qua bình lọc gốm để có chất lượng nước lọc an toàn uống trực tiếp.
1. Nước thuỷ cục
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật này gồm 99 chỉ tiêu được phân làm 2 nhóm (A và B) . Các thông số nhóm A bao gồm: (1) Coliform, (2) E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt, (3) Arsenic (As), (4) Clo dư, (5) Độ đục, (6) Màu sắc, (7) Mùi vị, và (8) PH. Các thông số nhóm B bao gồm 91 chỉ tiêu còn lại (link: QCVN 01-1:2018/BYT).
Chất lượng nước nhìn chung tại các nhà máy nước cấp cho các đô thị, nông thôn đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bô Y tế. Tuy nhiên, do chất lượng đường ống kém và tỷ lệ thất thoát, rò rỉ còn cao, nước cấp đến hộ sử dụng thường không đảm bảo yêu cầu nước uống trực tiếp mà chỉ đạt quy chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt (Nguồn: Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và VSNT Việt Nam, 2011).
Về cơ bản nước máy theo QCVN 01-1:2018/BYT là tương đối an toàn cho sức khoẻ người sử dụng ngoại trừ việc chưa thể loại bỏ hết được E.coli (< 1 cfu/100ml) và Coliforms (< 3 cfu/100ml) – Nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy cho nhiều người. Nguồn nước trên nếu được lưu trữ trong khoảng thời gian dài, các vi sinh vật trong điều kiện môi trường thuận lợi sẽ phát triển theo thời gian và tốc độ phát triển theo cấp số nhân.
Đây là lý do khiến chúng ta thường phải đun sôi nước máy và để nguội trước khi sử dụng.
Đối với nguồn nước trên, có thể đổ trực tiếp vào thiết bị bình lọc gốm và sử dụng uống trực tiếp như là giải pháp hiệu quả thay thế phương pháp đun sôi nước truyền thống.
2. Nước trong tự nhiên
Nguồn nước có trong tự nhiên gồm nước sông, kênh rạch, suối, ao, hồ, nước mưa và nước dưới đất,…
Tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng và chất lượng môi trường từng khu vực mà chất lượng nước sẽ rất khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo nguồn nước uống an toàn cần xem xét thêm các chỉ tiêu hoá lý chất lượng nước nguồn. Chúng tôi khuyến cáo, người sử dụng nên lấy nước nguồn tự khai thác tại hộ gia đình và mang đến các Trung tâm kiểm nghiệm tại địa phương để phân tích, đánh giá.
Đối với nguồn nước này, để chất lượng nước lọc đạt hiệu quả cao bởi thiết bị bình lọc gốm nên phải xử lý sơ bộ trước như lắng phèn, lọc thô, lọc túi vải,… và chất lượng nước nguồn sử dụng nên được đánh giá phù hợp với quy chuẩn hiện hành.
3. Khuyến cáo nguồn nước đầu vào phù hợp cho bình lọc gốm
Một số chỉ tiêu hoá lý nước phù hợp cho bình lọc gốm:
STT | Tên thông số | Đơn vị tính | Ngưỡng đầu vào | Ghi chú |
1 | Mùi vị | Không mùi, vị lạ | QCVN 01-1:2018/BYT | |
2 | Màu sắc | TCU | ≤ 15 | QCVN 01-1:2018/BYT |
3 | Độ đục | NTU | ≤ 5 | Xử lý lọc thô, lắng phèn |
4 | pH | 6,5 – 8,5 | QCVN 01-1:2018/BYT | |
5 | Độ cứng, tính theo CaCO3 | mg/L | ≤ 300 | QCVN 01-1:2018/BYT |
6 | Tổng chất rắn hoà tan, TDS | mg/L | ≤ 1000 | QCVN 01-1:2018/BYT |
7 | Arsenic (As) | mg/L | ≤ 0,01 | QCVN 01-1:2018/BYT |
8 | Nitrat (NO3–) | mg/L | ≤ 2 | QCVN 01-1:2018/BYT |
9 | Chỉ số pecmanganat | mg/L | ≤ 2 | QCVN 01-1:2018/BYT |
10 | Chloride (Cl–) | mg/L | ≤ 300 | QCVN 01-1:2018/BYT |
11 | Sắt (Fe) | mg/L | ≤ 0,3 | QCVN 01-1:2018/BYT |
12 | Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) | mg/L | ≤ 0,3 | QCVN 01-1:2018/BYT |
Lưu ý, sản phẩm bình lọc gốm không xử lý hiệu quả cao đối với một số nguồn nước không phù hợp QCVN 01-1:2018/BYT như bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, độ cứng cao và đặc biệt là các kim loại nặng như arsenic, thuỷ ngân, chì, cadimi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,…